Ưu nhược điểm của gỗ xoan đào

12:57 AM
Với đặc tính bền bỉ, màu đẹp, lợi ích kinh tế cao nên gỗ xoan đào được dùng rất nhiều trong nội thất đồ gỗ tại Việt Nam. Tuy nhiên để khách hàng hiểu rõ hơn về đặc tính, cách nhận biết gỗ xoan đào, Lạc An Craft Wood sẽ chia sẻ thông tin cụ thể trong bài viết.

1.Gỗ xoan đào là loại gỗ gì và có mấy loại 

a.Gỗ xoan đào là gỗ gì?



Gỗ xoan đào là loại gỗ gì?
Gỗ xoan đào là loại gỗ lớn và quý, được dùng đóng nội thất đồ gỗ bên cạnh gỗ keo, gỗ thông. Trong điều kiện tự nhiên, cây gỗ xoan đào có thể đạt tới 30m về chiều cao, đường kính ngang ngực đạt 85cm. Bề mặt gỗ màu đỏ nhạt, cây sinh trưởng tương đối nhanh, 1 năm đường kính bình quân đạt 2 – 2,5cm, chiều cao tăng 1,3 – 2m.
Xoan đào là cây ưa sáng, không chịu bóng và không thể tái sinh khi rừng có độ tàn che cao. Ở Việt Nam, cây xoan đào là cây rừng, mọc hoang, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Quảng Ninh… và một số khu vực khác của Tây Nguyên. 

b.Gỗ xoan đào có mấy loại

Gỗ xoan đào có 2 loại gồm gỗ xoan đào Hoàng Anh Gia Lai và gỗ xoan đào Tây Bắc. Dù cùng là gỗ xoan đào nhưng cả hai rất khác biệt. Gỗ xoan đào Hoàng Anh mọc tự nhiên ở nơi khí hậu phù hợp nên rất tươi tốt và khi khai thác thì có tuổi đời phù hợp khi gỗ cứng chắc, màu đẹp nên khi thi công giúp nội thất đồ gỗ bền bỉ và sang trọng hơn gỗ Tây Bắc. 
Bảng so sánh chi tiết gỗ xoan đào Hoàng Anh và gỗ xoan đào Tây Bắc


Đặc điểm so sánhGỗ xoan đào Hoàng AnhGỗ xoan đào Tây Bắc
1. Địa điểm khai thácMọc tự nhiên trong rừng, nương rẫyMiền núi phí Bắc Việt Nam
2. Tuổi đờiCaoThấp
3. Vân gỗĐẹpKhông rõ ràng, nhạt
4. Thớ gỗMịnNhiều mắt gỗ
5. Ưu/nhược điểmĐộ bền cao, ít tim sâuThân giòn, gỗ nhẹ, độ bền thấp
6. Gia côngDễ dàngKhó khăn
7. Sơn được sử dụngSơn PUSơn bệt

Ngoài gỗ xoan đào trong nước đã kể trên, hiện nay trên thị trường còn có thêm gỗ xoan đào Lào, gỗ xoan đào Châu Phi được nhập từ nước ngoài.
Nếu so với những loại gỗ khác thì xoan đào mang lại hiệu quả kinh tế cao vì sinh trưởng rất nhanh, không chỉ thế nó còn được ưa chuộng bởi những nhiều ưu điểm mà những loại gỗ khác không có.

2.Giải đáp gỗ xoan đào có tốt không?



Gỗ xoan đào có tốt không?

Ưu điểm

  • Vân gỗ xoan đào: đẹp, rõ nét, có màu cánh gián đặc trưng xếp thành từng tầng dọc thân gỗ tạo nên vẻ đẹp sang trọng và riêng biệt, độc đáo cho từng sản phẩm.
  • Rắn chắc và cứng
  • Chịu nhiệt, chịu nén, chịu nước, chịu lực tốt
  • Chịu được những thời tiết khắc nghiệt nhất như: nắng, mưa, gió, nước, lạnh
  • Không hoặc ít bị cong vênh, nứt nẻ theo thời gian
  • Giá thành hợp lý, phù hợp với đại đa số người dân nước ta

Nhược điểm

  • Gỗ tự nhiên có mùi ngai ngái, khá khó gửi của lớp nhựa cây
  • Dễ bị mối, mọt tấn công do tâm gỗ không thể kháng sâu, dát gỗ dễ bị mối mọt.
  • Màu gỗ xoan đào dù đẹp nhưng có thể nhạt dần theo thời gian.
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì gỗ xoan đào cũng tồn tại một số khuyết điểm đáng lo ngại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên nếu gỗ xoan đào được sấy kỹ trước khi đưa vào thi công sẽ có mùi gỗ tự nhiên dễ chịu, chống được mối mọt, màu sắc không chỉ không nhạt mà còn láng bóng và lên màu đẹp hơn theo thời gian nếu sơn phủ PU từ 3 – 4 lớp. 
Vì thế khi mua bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất từ gỗ xoan đào như ván lạng, bàn ghế, giường ngủ, tủ bếp, … bạn cũng cần chọn nhà cung cấp uy tín, có quy trình sản xuất chuẩn, thợ có tay nghề cao, chính sách tư vấn và bảo hành tốt.

4.Giá gỗ xoan đào tham khảo

  • Gỗ xoan đào được ưa chuộng trên thị trường, có giá tương đối cao:
  • Loại sấy có giá dao động từ: 9 – 15 triệu đồng/ m3 ( Loại A,B,C).
  • Loại xẻ có giá tầm 8,5 triệu/ m3.
  • Các sản phẩm được làm từ gỗ xoan đào được bán phổ biến trên thị trường có giá tương đương các loài gỗ khác như gỗ dổi, pơ mu, giáng hương,…

5.Chi tiết cách nhận biết gỗ xoan đào và gỗ xoan ta



2 loại gỗ này đều thuộc nhóm VI và có đặc tính đặc trưng của gỗ xoan là bền bỉ, chịu lực, chịu nén tốt, chống nước, chống mối mọt khá tốt và đều được sử dụng để thiết kế đồ dùng trong gia đình. Tuy nhiên gỗ xoan đào lại được yêu thích hơn và giá thành cao hơn 2 – 5 lần gỗ xoan ta nhờ vào màu sắc, vân gỗ đẹp nổi bật. 
Để phân biệt được 2 loại gỗ này bạn dựa vào rất nhiều đặc điểm khác nhau từ thân, tán lá, hạt đến màu sắc và vân gỗ. Tuy nghe đơn giản nhưng chỉ những người làm việc lâu năm, tiếp xúc nhiều mới dễ dàng phân biệt được chúng, đặc biệt là khi gỗ đã qua xử lý tạo thành sản phẩm.
Bảng phân biệt gỗ xoan đào và gỗ xoan ta


Nhận biết quaGỗ xoan đàoGỗ xoan ta
1. Thân gỗXù xìTrơn trợt
2. Tán láRộng và dàyMỏng
3. Hạt5 chấm ở đầu hạtKhông có chấm ở đầu hạt
4. Thớ gỗThôMảnh
5. Đốm gỗĐốm gỗ màu đỏ tím sậmRất nhỏ như không có
6. Màu gỗĐỏ cánh giánMàu nhạt

Đặc biệt gỗ xoan đào có đặc tính vật lý cứng hơn so với gỗ xoan ta. 
Vậy bạn không còn thắc mắc gỗ xoan đào có tốt không rồi phải không, dù chỉ thuộc nhóm VI nhưng chúng bền bỉ, chắc chắn, lại rất có lợi về kinh tế. Độ bền, chắc và đẹp còn tùy thuộc vào bàn tay khéo léo của người nghệ nhân và quy trình chế tác có đạt chuẩn hay không. Nếu thật là gỗ xoan đào tự nhiên được thi công cẩn thận thì sản phẩm chống mối mọt tốt, rất bền có tuổi thọ từ 15 – 20 năm, màu sắc đẹp tùy thuộc vào màu sơn khách hàng lựa chọn, rất phù hợp với các thiết kế phòng ngủ hiện đại ngày nay. 
Bên cạnh đó để hiểu hơn về xoan đào Lạc An Craft Wood sẽ chia sẻ một số thông tin về nguồn gốc, đặc tính, cách trồng cụ thể loài cây này.

6.Tìm hiểu cây xoan đào

Xoan đào là một trong những loài cây rừng tự nhiên, phân bố rải rác ở rừng nguyên sinh và thứ sinh, dùng để lấy gỗ, chiều cao tối đa 25 – 30m, đường kính thân tối đa 40 – 60 cm. Đặc tính sinh trưởng nhanh, bền bỉ, chắc chắn nên ở Việt Nam được trồng để lấy gỗ.
  • Tên thường gọi : Xoan Đào, Cáng Lò, sapele, sapeli,…. 
  • Tên khoa học: Betula Alnoides
  • Họ thực vật: Họ Xoan – Meliaceae
  • Nguồn gốc xuất xứ : Khu vực Đông Nam Á
  • Phân bố: nhiều nơi trên thế giới


Nhận dạng cây xoan đào qua thân, lá, hoa và quả

Đặc điểm nhận dạng

Thân cây xoan đào thẳng, to, có mùi bọ xít, vỏ nhẵn màu tro bạc, cành non phủ đầy lông mịn màu rỉ sắt, có nhiều bì khổng tròn. Lá đơn nguyên, phiến lá dày, hơi nhọn. Từ tháng 3 – 4 cây ra những chùm hoa, màu trắng vàng, đài hình chuông mọc ở nách lá. Từ tháng 8 – 9 thì quả chín, quả hạch, hình thận, có màu nâu nhạt, chứa 5 hạt, chứa nhiều dầu thơm. Chính vì thế ngoài việc trồng để lấy gỗ, lá non và vỏ cây xoan đào còn được dùng để chiết xuất tinh dầu.
Tuy có rất nhiều lợi ích kinh tế và ứng dụng trong đời sống hằng như hoa và lá xoan được dùng rải dưới chiếu để ngừa rệp, lá để bảo quản lúa hay ủ chuối chín nhưng nếu ăn phải bất kỳ bộ phận nào của cây xoan đào đều có thể dẫn đến ngộ độc và đặc biệt là độc nhất là quả xoan đào. Chỉ cần 12 gam hạt sẽ đủ làm 1 con lợn 22kg mất mạng.
*Lưu ý: Khi bị ngộ độc do xoan đào, nạn nhân sẽ có triệu chứng mất vị giác, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, phân có máu, tổn thương dạ dày, trụy tim… Và có thể tử vong sau 24 giờ.

Đặc tính sinh thái

  • Mọc rải rác ở nhiều nơi ở các tỉnh miền Bắc có độ cao từ 500-600 m trở xuống. Chúng cũng có mặt ở Tây Nguyên, Bình Thuận và Đồng Nai. 
  • Xoan đào ưa sáng, dễ gây trồng, lớn nhanh gấp 10 lần keo và bạch đằng, có thể trồng với nhiều loài cây khác. Đặc biệt sống tốt nơi tàn che ở mức 0,3 – 0,5, đường mới mở, đất sau nương rẫy, tái sinh mạnh ở những khu rừng thứ sinh. Thích hợp trồng ở những vùng đất nghèo nàn, nhiễm phèn, nhiễm mặn, …
  • Nếu trồng thuần thì mật độ 1100 cây/ha hoặc 1650 cây/ha. Bình quân 1 năm cây cao 1,2 – 2m, thời gian tốt nhất để lấy gỗ là từ 5 – 8 năm.
Với những đặc tính sinh thái đặc trưng, xoan đào có thể được rồng ở những tỉnh miền Bắc có lượng mưa bình quân 1500-2500 mm/năm, nhiệt độ bình quân 20-270C, ở các loại đất có tính chất rừng nhưng thích hợp nhất là đất feralit.
Qua bài giới thiệu về gỗ xoan đào, không những các bạn có thể nhận biết được gỗ xoan đào mà còn phân biệt được cả cây xoan đào trong tự nhiên nữa phải không. Dù rất hữu ích nhưng đây cũng là loại cây độc cần được lưu ý.
Nguồn: http://bit.ly/3bxZx28

Artikel Terkait

Next Article
« Prev Post
First
Penulisan markup di komentar
  • Untuk menulis huruf bold gunakan <strong></strong> atau <b></b>.
  • Untuk menulis huruf italic gunakan <em></em> atau <i></i>.
  • Untuk menulis huruf underline gunakan <u></u>.
  • Untuk menulis huruf strikethrought gunakan <strike></strike>.
  • Untuk menulis kode HTML gunakan <code></code> atau <pre></pre> atau <pre><code></code></pre>, dan silakan parse kode pada kotak parser di bawah ini.

Disqus
Tambahkan komentar Anda

No comments