【TOP】Các Loại Gỗ Tự Nhiên Dùng Trong Nội Thất Phổ Biến Hiện Nay

11:24 PM
Có thể nói gỗ tự nhiên là một loại vật liệu phổ biến được rất nhiều người sử dụng trong thi công nội thất. Không những đẹp và bền bỉ theo thời gian, nội thất gỗ còn toát lên một vẻ đẳng cấp và sang trọng cho căn nhà của bạn. Hiện nay có rất nhiều các loại gỗ tự nhiên dùng trong nội thất phù hợp với từng mục đích khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn có cái nhìn khái quát về đặc điểm và ứng dụng của từng loại gỗ tự nhiên.

Các loại gỗ tự nhiên dùng trong nội thất phổ biến
Các loại gỗ tự nhiên dùng trong nội thất phổ biến

Ưu nhược điểm của gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên được khai thác và thi công trực tiếp từ các thân cây gỗ mà không qua giai đoạn chế biến nào. Do đó, gỗ tự nhiên có giá khá mắc và có một số ưu nhược điểm nhất định.

Về ưu điểm:

  • Các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ tự nhiên khá chắc chắn và có điêu khắc theo nhiều mẫu mã, kiểu dáng đa dạng.
  • Gỗ tự nhiên không thấm nước do đó có độ bền cao, khó bị ăn mòn theo thời gian.
  • Gỗ tự nhiên khá dẻo dai do đó có thể dễ uốn nắn theo kiểu dáng như mong muốn.

Về nhược điểm:

Do có các tính chất khác nhau, gỗ tự nhiên có thể bị co giãn hoặc cong vênh qua một thời gian sử dụng. Chính vì vậy, những người thợ chế tác thường khắc phục điểm hạn chế này bằng cách tẩm sấy gỗ trước khi sản xuất. Nếu như được xử lý đúng kỹ thuật, đồ nội thất gỗ sẽ ít bị nứt nẻ và bền đẹp theo thời gian. 

Đặc điểm các loại gỗ tự nhiên dùng trong nội thất phổ biến hiện nay

Nhóm các loại gỗ quý hiếm

Gỗ nghiến


Thớt gỗ nghiến nổi tiếng bền bỉ, chắc chắn
Thớt gỗ nghiến nổi tiếng bền bỉ, chắc chắn nhất trong các loại thớt gỗ tại Việt Nam
  • Tên khoa học: Burretiodendron hsienmu
  • Giá: Gỗ Nghiến hiện đang nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam có nguy cơ bị đe dọa. Vì thế hiện đang bị cấm khai thác và buôn bán
  • Ứng dụng: Loại gỗ này rất bền, chịu được thời tiết khắc nghiệt nên được sử dụng xây nhà sàn, kèo, cột, tạc tượng và một số đồ nội thất và thủ công mỹ nghệ.

Gỗ mun

Loại gỗ này được khai thác từ cây mun mang giá trị thẩm mỹ cao. Đây là một trong số các loại gỗ tự nhiên dùng trong nội thất được ưa chuộng hiện nay bởi độ bền cao và dễ gia công.
  • Tên khoa học: Diospyros mun
  • Giá: 30.000.000đ/gỗ tròn (>1m, đường kính >30cm)
  • Ứng dụng: Loại gỗ này thường được sử dụng để đóng bàn ghế, tạng tượng hoặc điêu khắc tranh. Do các thớ gỗ mun rất mịn, có màu đen tuyền hoặc sọc đặc trưng.
*Lưu ý: Đây là loại cây nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam có nguy cơ bị đe dọa

Gỗ gụ


Nội thất gỗ Gụ
Nội thất gỗ Gụ sang trọng, thanh lích nhưng không kém phần hiện đại
Đây là một trong những loại gỗ quý hiếm do có trọng lượng lớn và độ bền cao. Gỗ gụ thông thường mang màu sắc tùy theo độ tuổi của cây, cây càng lâu năm thì màu gỗ càng đậm.
  • Tên khoa học: Sindora tonkinensis
  • Giá: 20.000.000đ-24.000.000đ/m3
  • Ứng dụng: Vân gỗ gụ đẹp, thớ gỗ thẳng và mang màu vàng trắng. Loại gỗ này nặng hơn nhiều so với các loại gỗ khác nên khá thích hợp để đóng bàn ghế và tạc tượng.

Gỗ trắc

  • Tên khoa học: Dalbergia cochinchinensis
  • Giá: 350.000đ-850.000đ/1 KG
  • Ứng dụng: Loại gỗ này có thớ mịn khá dễ gia công và bền đẹp. Chính vì vậy gỗ trắc thường được sử dụng để làm các đồ mỹ nghệ, tạc tượng hoặc sập, giường tủ.
*Lưu ý: Gỗ trắc hiện đang nằm trong danh sách đỏ các loại hiện đang bị đe dọa.

Gỗ Pơ mu


Gỗ Pơ mu
Trần gỗ Pơ mu thanh lịch, chạm khắc tinh tế – Vô cùng sang trọng
  • Tên khoa học: Fokienia hodginsii
  • Giá: 15.000.000đ -20.000.000đ/m3 
  • Ứng dụng: Đây là một loại gỗ có mùi thơm đặc trưng do đó được ưa chuộng để làm các đồ điêu khắc mỹ thuật. Gỗ pơ mu có vân gỗ sáng, chống mối mọt tốt và chất gỗ cứng vừa đủ không quá chắc. Tại Việt Nam, gỗ pơ mu nổi tiếng như một loại gỗ quý và bền đẹp theo thời gian.

Gỗ hương


Tượng di lạc Gỗ Hương quý giá
Tượng di lạc Gỗ Hương quý giá
  • Tên khoa học: Pterocarpus macrocarpus
  • Tên khác: giáng hương, song lã
  • Giá: 14.000.000đ-16.000.000đ/m3
  • Ứng dụng: Gỗ hương có vân gỗ đẹp, bền và chống mối mọt nên có ứng dụng cao trong ngành nội thất. Các sản phẩm làm từ gỗ hương bao gồm: bàn ghế, giường, kệ tủ, tượng tạc,..
*Lưu ý: Đây là một loại gỗ thuộc nhóm 1 danh sách các loại gỗ quý ở Việt Nam.

Nhóm gỗ cao cấp

Gỗ óc chó


Tủ rượu gỗ óc chó sang trọng
Tủ rượu gỗ óc chó sang trọng
Gỗ óc chó được khai thác từ các cây gỗ lâu năm ở Châu Âu do đó được biết đến như một loại gỗ thượng hạng.
  • Tên khoa học: Juglans nigra
  • Tên khác: óc chó đen
  • Giá: 25.000.000-35.000.000/m3
  • Ứng dụng: Gỗ óc chó chịu được lực và nhiệt cao nhưng lại dẻo và dễ uốn cong khi gặp hơi nước. Điều này giúp cho việc chế tác nội thất khá dễ dàng và kiểu dáng cũng đa dạng hơn.

Gỗ xoan đào


Giường gỗ 1m6 mẫu GA 1605X
  • Tên khoa học: Prunus arborea
  • Tên khác:  Cáng Lò, sapele, sapeli
  • Giá: dao động từ 25.000.000 – 29.000.000/m3 tùy từng loại gỗ
  • Ứng dụng:  Gỗ xoan đào có giá khá phải chăng thích hợp với nhiều nhu cầu sử dụng. Loại gỗ này có màu đỏ nhạt tự nhiên và thớ gỗ mịn đẹp, sử dụng được lâu dài. Đây cũng là một trong các loại gỗ tự nhiên dùng trong nội thất có thể chống mối mọt và cong vênh.
Tuy nhiên do màu sắc gỗ tự nhiên tương đối đậm do đó không thể sơn được những màu sáng hơn như nâu vàng, nâu be,… Vì vậy loại gỗ này có thể hơi già so với những gia đình trẻ tuổi.

Gỗ lim

Đây là một loại gỗ khá nổi tiếng tại Việt Nam. Nội thất làm từ gỗ lim rất chắc chắn, nặng và có tính chống mối mọt cao. Vân gỗ lim có dạng xoắn đẹp đặc trưng, nếu để lâu mặt gỗ nổi màu đen.
  • Tên khoa học: Erythrophleum fordii
  • Tên khác: lim xanh
  • Giá: 12.000.000đ- 16.000.000đ/ m3
  • Ứng dụng: Mặc dù nội thất gỗ lim khá bền và đẹp, tuy nhiên cây lim là một loại cây có độc tố do vậy không nên đặt quá nhiều đồ nội thất gỗ lim trong nhà. 

Gỗ căm xe

Gỗ căm xe là một loại gỗ khá nặng, cứng và bền bỉ theo thời gian dưới mọi điều kiện thời tiết. Màu sắc và vân gỗ sáng, mịn và chắc chắn.
  • Tên khoa học: Xylia xylocarpa
  • Tên khác: cẩm xe
  • Giá: 12.000.000đ- 16.000.000đ/m3 tùy loại
  • Ứng dụng: Loại gỗ này được ứng dụng phổ biến trong thiết kế nội thất như giường, tủ bếp, bàn ghế,…

Gỗ tần bì

Gỗ tần bì nổi bật với vân gỗ thẳng và to, có màu sắc đa dạng. Loại gỗ này tương đối bám đinh, dễ dàng đánh bóng và ít bị biến dạng khi sấy. Nhìn chung, loại gỗ này có thể chịu lực khá tốt và cũng dễ dàng chế tác và uốn dẻo.
  • Tên khoa học: Fraxinus americana
  • Tên khác: gỗ tần bì trắng, gỗ tần bì mỹ
  • Giá: 12.000.000đ-14.000.000đ/m3
  • Ứng dụng: Tuy nhiên loại gỗ này có thể dễ bị ăn mòn bởi mối gỗ thông thường do thấm ít chất bảo quản. Vì vậy, gỗ tần bì thường được sử dụng làm đồ chạm khắc trang trí, dụng cụ, ván lát ốp hay cửa tủ bếp,…

Nhóm gỗ tốt

Gỗ sưa


Vòng tay phong thủy gỗ sưa
Vòng tay phong thủy gỗ sưa
Gỗ sưa vừa cứng lại vừa dẻo có độ bền cao trong mọi thời tiết. Đặc biệt gỗ sưa có vân gỗ đẹp mắt, trải đều 4 mặt khác hẳn với các loại gỗ khác chỉ có 2 mặt.
  • Tên khoa học: Dalbergia tonkinensis
  • Tên khác: huê mộc vàng, huỳnh đàn, trắc thối
  • Giá: 6.000.000đ- 50.000.000đ/kg tùy vào từng loại 
  • Ứng dụng: Gỗ sưa được chia làm ba loại: sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen. Trong đó, loại gỗ sưa trắng có giá trị thấp nhất trong ba loại, loại sưa màu đen khá hiếm thấy và được coi là “ tuyệt gỗ”.

Gỗ sồi trắng

Đây là một trong số các loại gỗ tự nhiên được dùng phổ biến trong nội thất. Gỗ sồi trắng được nhập khẩu từ các nước châu Âu, đặc biệt là gỗ sồi Mỹ có độ bền cao và chịu lực tốt. 
  • Tên khoa học: Quercus Lepidobalanus
  • Giá: khoảng 6.070.000đ/m3
  • Phân loại: gỗ sồi trắng có 2 loại là vân sọc và vân núi. Hai loại gỗ này mang màu sắc đẹp mắt và có thể sơn được nhiều màu sáng tối thích hợp với rất nhiều nhu cầu sử dụng.
Tuy nhiên, gỗ sồi có kết cấu khá chắc, ít rỗng nên việc xử lý cũng khó khăn hơn và đòi hỏi người thợ chế tác phải có tay nghề cao.
Trên đây là đặc điểm một số các loại gỗ tự nhiên dùng trong nội thất phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để lựa chọn được loại gỗ tự nhiên tốt làm nội thất cho gia đình.

Artikel Terkait

Next Article
« Prev Post
Previous Article
Next Post »
Penulisan markup di komentar
  • Untuk menulis huruf bold gunakan <strong></strong> atau <b></b>.
  • Untuk menulis huruf italic gunakan <em></em> atau <i></i>.
  • Untuk menulis huruf underline gunakan <u></u>.
  • Untuk menulis huruf strikethrought gunakan <strike></strike>.
  • Untuk menulis kode HTML gunakan <code></code> atau <pre></pre> atau <pre><code></code></pre>, dan silakan parse kode pada kotak parser di bawah ini.

Disqus
Tambahkan komentar Anda

No comments