{Top} Nu gỗ gì đẹp nhất hiện nay trên thị trường Việt Nam

7:03 PM
Trên thị trường gỗ hiện nay có rất nhiều người sẵn sàng bỏ ra tiền tỷ để chi cho một thân gỗ nu mà vẫn không sở hữu được dù nó chỉ là phần “dị tật” của cây. Vậy gỗ nu thực chất là gì? Và loại nu gỗ gì đẹp nhất trên thị trường hiện nay?


Gỗ nu là gì và những loại gỗ nu hiện nay

Trong các loại gỗ, gỗ nu là thứ quý giá nhất. Nó thực chất không phải là một loại cây lấy gỗ thông thường như các loại gỗ sưa, gỗ đỏ…mà nó chỉ là một phần “dị tật” của cây gỗ.
  • Gỗ nu là một thuật ngữ chỉ về loại gỗ được hình thành trên các thân cây gỗ nhiều năm tuổi, cổ thụ. Đây là phần gỗ bị tật của thân cây nổi lên các cục u sần sùi, bên trong gỗ nu rất cứng, có khả năng chống mối mọt tuyệt đối.
  • Nu gỗ thực chất là kết quả của những vết dị tật hoặc vết thương trên thân cây có tuổi thọ lớn do thiên nhiên tạo ra khiến cho sự trao đổi chất dinh dưỡng của cây bị gián đoạn từ đó hình thành các cục u sần sùi, đó gọi là nu.
  • Phần nu này sẽ to dần ra theo sự phát triển của cây. Cây có tuổi thọ càng cao thì phần nu gỗ sẽ ngày càng lớn và càng có giá trị.
  • Không phải cây gỗ nào cũng có nu. Phải là cây gỗ quý có tuổi đời hàng trăm năm trở lên mới có nu và không phải cây gỗ quý lâu năm nào cũng có nu. Hiện nay ước tính trong 100 cây gỗ quý lâu năm chỉ có 1–2 cây có nu.
  • Quá trình hình thành của nu gỗ cũng hoàn toàn tự nhiên. Con người không thể chặt chém lên thân cây để tạo ra nu được.
  • Các khối gỗ nu sần sùi có kích thước khác nhau và mang nhiều tính nghệ thuật độc lạ. Chính những điều này đã tạo nên giá trị rất cao, thậm chí là vô giá của gỗ nu. Chúng rất được ưa chuộng để chế tác thành tượng các vị đức phật, các vị thánh hay các con vật linh thiêng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nu gỗ khác nhau, phổ biến là nu hương, nu nghiến, nu xá xị, nu huyết long, nu cẩm lai…Trong đó, nu nghiến hay còn gọi là ngọc nghiến là loại nu đang được ưa chuộng nhất.

Nu gỗ gì đẹp nhất?



Tên khoa học của cây gỗ nghiến là Burretiodendron hsienmu. Đây là loại cây gỗ lớn, có chiều cao khoảng từ 30–35cm, đường kính rộng tới 80–90cm. Cây thuộc lớp Magnoliopsida, nằm trong nhóm IIA, thực vật rừng quý hiếm.
  • Chúng phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam chúng được trồng nhiều tại vườn quốc gia Phong Nha –Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn.
  • Gỗ nu nghiến khoác trên mình vẻ bề ngoài sần sùi, nhưng bên trong cứng và có nhiều vân uốn lượn không theo bất cứ quy luật nào. Nu nghiến có nhiều màu sắc khác nhau như: màu vàng cẩm, màu mạch nha, màu vàng chanh, màu hổ phách hay màu mật ong tùy theo địa điểm và điều kiện sinh trưởng.
  • Nu nghiến mang trên mình tính chất rất đặc biệt. Khi tươi thì rất dai, khi thành gỗ khi thì vô cùng cứng và bền. Những khối gỗ nu nghiến khi bị chôn dưới đất, chịu sự tác động của mưa nắng, độ ẩm và sự ăn mòn nhưng vẫn giữ được nguyên khối, khả năng chống mối mọt tuyệt đối.
  • Ngoài ra, mùi hương thơm tự nhiên của cây nghiến cũng là yếu tố góp phần làm tăng giá trị của nu nghiến.
  • Chính bởi sự quý hiếm và tính nghệ thuật đặc biệt và giá trị phong thủy cao nên nu gỗ thường được sử dụng để chế tác tượng đức phật, các vị thánh, linh vật hoặc được sử dụng để sản xuất đồ nội thất gia đình.
Loại nu này vô cùng hiếm nên giá thành thường rất cao và không thể mua theo khối như các loại gỗ thông thường. Với loại nu gỗ quý như nu nghiến thì đơn vị tính là kg. Giá của gỗ nu nghiến trung bình khoảng từ 1,5–2 triệu đồng/kg.

Một số loại gỗ nu khác thông dụng trên thị trường hiện nay

Hiện nay có rất nhiều loại gỗ nu phổ biến trên thị trường gỗ. Mỗi loại đều mang những đặc điểm, giá thành và tính ứng dụng khác nhau.

Ưu và nhược điểm chung của các loại gỗ nu

Ưu điểm

  • Có mùi thơm nhẹ nhàng, thân thiện và tốt cho sức khỏe con người.
  • Vân gỗ vô cùng đẹp và độc đáo.
  • Gỗ có tính chất rất chắc, mịn, cứng, không hề bị tác động của ngoại lực.
  • Khả năng chống mối mọt tuyệt đối, trường tồn với thời gian.

Nhược điểm

Do tính khan hiếm nên giá thành trên thị trường ở mức tương đối cao

So sánh các loại gỗ nu thông dụng khác



Gỗ nu hương (cây giáng hương)


* Rất chắc và nặng. Có mùi thơm tự nhiên nhẹ nhàng, dễ chịu.- Bề mặt sần sùi với các u, cục, sụn.
  • Có màu vàng, đỏ, nâu đỏ hoặc đỏ sẫm.
  •  Thớ gỗ mịn, vân gỗ xoắn hình đám mây độc đáo.Thường được chế tác thành các bức tượng, các tác phẩm trưng bày nghệ thuật.
  • Giá bán khoảng từ 1–4 triệu đồng/kg2

Gỗ nu xá xị (cây gù hương)

  • Có màu đỏ sẫm, vàng nhạt xám pha chút sắc xanh…
  • Vân gỗ uốn lượn tạo thành những đường xoắn ốc đẹp mắt.
  • Có mùi thơm dịu nhẹ.Thường được chế tác thành các bức tượng, các tác phẩm trưng bày nghệ thuật hoặc đồ nội thất trong gia đình.
  • Giá bán khoảng từ 1 -2 triệu đồng/kg3. 
Gỗ nu huyết long (cây huyết rồng)
  • Nu huyết rồng rất đặc và chắc. 
  • Có màu đỏ vô cùng đặc biệt như màu máu. Xen lần là những vân gỗ màu vàng như sợi tơ.
  • Dưới ánh sáng mạnh chiếu vào, chúng sẽ phải sáng, mờ và trong suốt như sừng tê giác, có màu hồng vàng hoặc đỏ vàng rất đẹp.
  • Ban đầu gỗ không có mùi hương nhưng để càng lâu, tiếp xúc càng nhiều sẽ có mùi hương dịu nhẹ. Được dùng chủ yếu để sản xuất đồ mỹ nghệ, phật châu, phật tượng, vòng đeo tay.
  • Giá bán khoảng từ 800–2 triệu đồng/kg4

Gỗ nu cẩm lai (Cây cẩm lai)

  • Là loại gỗ rất rắn chắc, có độ bền cao.
  • Có màu đỏ tươi rất đẹp mắt. Vân gỗ mịn, bền và đẹp theo thời gian.
  • Mùi hương dịu nhẹ giúp xua đuổi muỗi, kiến, côn trùng. Thường được sử dụng để chế tác đồ nội thất gia đình như giường tủ, bàn ghế…cùng nhiều loại đồ mỹ nghệ khác.
  • Giá bán khoảng từ 600–1,5 triệu đồng/kg5

Gỗ nu bằng lăng (cây bằng lăng)

  • Gỗ nu bằng lăng dẻo, mềm, thuận lợi cho việc chế tác.
  • Có màu vàng tự nhiên của gỗ. Vân gỗ đẹp, thớ gỗ mịn 
  • Thường được chế tác thành các tác phẩm trưng bày nghệ thuật
  • Giá bán khoảng từ 800–2 triệu đồng/kg
>>> Bạn có biết: Gỗ cẩm lai có mấy loại?

Cách nhận biết gỗ nu thật hay giả

  • Cách 1: Lật mặt dưới của nu xem vân trên và dưới có tương đối giống nhau không. Nếu mặt trên có vân nu, mặt dưới là vân gỗ chạy thẳng thì đó không phải là nu. Nếu mặt trên là vân nu, mặt dưới cũng là vân nu hoặc mặt trên là nu, mặt dưới là vân gỗ xoắn thì đó là nu.
  • Cách 2: Dùng ngón tay bấm lên bề mặt nu. Nếu là gỗ nu thì bề mặt rất cứng, cong móng tay. Còn nếu trên bề mặt gỗ xuất hiện vết móng tay thì đó không phải nu.
  • Cách 3: Sử dụng đèn pin soi vào mắt nu. Nếu có những vân gỗ nhỏ, rất mảnh chạy xoắn theo mắt nu, và mỗi vân gỗ mảnh của mỗi mắt khác nhau thì đó là nu thật.

Những tác phẩm quý hiếm và độc, lạ từ gỗ nu



Trên đây là một số chia sẻ về các loại nu gỗ phổ biến trên thị trường hiện nay và loại nu gỗ gì đẹp nhất, giúp các bạn tham khảo để chọn lựa sản phẩm ưng ý nhất.

Nguồn: http://bit.ly/2IQRXCl

Artikel Terkait

Next Article
« Prev Post
Previous Article
Next Post »
Penulisan markup di komentar
  • Untuk menulis huruf bold gunakan <strong></strong> atau <b></b>.
  • Untuk menulis huruf italic gunakan <em></em> atau <i></i>.
  • Untuk menulis huruf underline gunakan <u></u>.
  • Untuk menulis huruf strikethrought gunakan <strike></strike>.
  • Untuk menulis kode HTML gunakan <code></code> atau <pre></pre> atau <pre><code></code></pre>, dan silakan parse kode pada kotak parser di bawah ini.

Disqus
Tambahkan komentar Anda

No comments